CÁ NGỪ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE

Hiện nay, có rất nhiều bà nội trợ băn khoăn về việc có nên ăn cá ngừ hay không bởi những thông tin về lượng thủy ngân trong cá. Mặc dù hàm lượng thủy ngân là một điều nên được chú ý khi chế biến, cá ngừ vẫn chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Hãy đọc bài viết dưới đây của Tomimarkets để tìm hiểu kĩ hơn về giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cá ngừ, đồng thời tham khảo thêm những lưu ý cần biết khi sử dụng cá ngừ.

Giá trị dinh dưỡng

Bảng dưới đây được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, áp dụng cho 1 hộp cá ngừ (165 gram), được đóng hộp cùng nước, tách muối và tách dầu:

  • Calories: 191
  • Chất béo: 1.4 gram
  • Natri: 83 miligram
  • Carbohydrate: 0 gram
  • Chất xơ: 0 gram
  • Đường: 0 gram
  • Protein: 42 gram
  • Hàm lượng carbohydrate
Cá ngừ và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Cá ngừ thuộc dòng cá béo “fatty fish” rất giàu dinh dưỡng

Cá ngừ không chứa carbohydrate, chất xơ và đường.

-Chất béo:

Cá ngừ rất giàu axit béo Omega 3 nhưng là không chứa nhiều chất béo tổng hợp, chỉ khoảng 2 gram/hộp. Các loại cá ngừ khác nhau sẽ bao gồm hàm lượng chất béo khác nhau. Danh sách sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần của chất béo: cá ngừ vây xanh, cá ngừ trắng albacore đóng hộp, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ vằn và cuối cùng là cá ngừ vây vàng.

- Protein

Cá ngừ là món ăn rất giàu protein. Một hộp cá ngừ có thể cung cấp 42 gram protein với các axit amin cần thiết cho cơ thể.

-Vitamin và chất khoáng

Trong cá ngừ có chứa canxi, phốt pho, kali, kẽm, vitamin nhóm B, selen và choline. Cũng giống như các loại đồ ăn đóng hộp khác, món ăn này cũng giàu natri.

Những lợi ích cá ngừ mang lại cho sức khỏe

Cá ngừ, kể cả ở dạng tươi hay đóng hộp, đều mang lại rất nhiều dưỡng chất cho con người. Dưới đây là một số lý do tại sao món ăn này lại nên được bổ sung vào thực đơn của mỗi gia đình.

Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Cá ngừ có chứa axit folic, sắt và B12. Nếu cơ thể thiếu một trong ba chất này, chúng ta có thể bị thiếu máu. Triệu chứng của bệnh này bao gồm suy yếu cơ, thị lực kém, mệt mỏi và đi kèm với rất nhiều tình trạng nghiêm trọng khác như vô sinh. Vì vậy, bổ sung cá ngừ sẽ giúp cơ thể tránh khỏi bị thiếu chất, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thiếu máu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cá ngừ vốn được biết đến như một món ăn tốt cho tim mạch nhờ nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào, bao gồm DHA và EPA. Dầu cá ngừ đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm chất béo trung tính mà không làm tăng cholesterol. Vì vậy, việc ăn cá ngừ và dầu cá ngừ được các chuyên gia khuyến khích để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Cá ngừ và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Cá ngừ vừa ngon miệng, đa dạng trong cách chế biến lại rất có lợi cho sức khỏe

 

Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Đột quỵ và các tổn thương mạch máu não có thể gây ra sự thay đổi trong trí nhớ, hành vi và khả năng nhận thức của con người. Bổ sung cân bằng axit béo Omega 6 bằng Omega 3 từ hải sản như cá ngừ giúp làm chậm quá trình của bệnh giảm trí tuệ. Axit béo Omega 3 trong cá ngừ sẽ lấn át axit Omega 6, giúp giảm sự viêm nhiễm tế bào, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh teo cơ

Việc hấp thụ nhiều chất béo không bão hòa thông qua đồ ăn như cà ngừ sẽ giúp cho chúng ta có một thân thể săn chắc và khỏe mạnh. Hơn nữa, các axit amin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe của các nhóm cơ, nhất là ở những người cao tuổi, cũng được tìm thấy ở món ăn này.

Hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu

Cá ngừ không chứa carbohydrate và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình điều tiết lượng đường trong cơ thể. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã liệt kê cá ngừ vào top 10 các món ăn giàu Omega 3 và khuyến khích mọi người nên ăn cá 2 lần/tuần.

Cá ngừ có gây dị ứng hay không?

Cá là món ăn dễ gây dị ứng và có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Dị ứng cá thường bị nhầm với ngộ độc thực phẩm do cá – một bệnh không phải do dị ứng mà là một dạng ngộ độc thức ăn. Cá ngừ tự nhiên chứa rất nhiều histamine – một amin sinh học giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. Nếu chúng bị hỏng hoặc thiu, lượng vi khuẩn sẽ tăng lên, nồng độ histamine theo đó cũng tăng và gây nguy cơ sốc phản vệ. Triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng từ 5 phút đến 2 tiếng sau khi ăn.

Cá ngừ và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Hãy ăn cá ngừ đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình

 

Triệu chứng sốc phản vệ cũng giống như các loại dị ứng đồ ăn khác, bao gồm thở khò khè, sưng lưỡi, tiêu chảy, ngất xỉu và buồn nôn. Nếu chỉ một người trong nhóm có các phản ứng như trên, đặc biệt là không chỉ một lần sau khi ăn cá ngừ, thì khả năng cao người đó dị ứng với món ăn này.

Tác dụng ngược của cá ngừ

Rất nhiều loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên ăn một lượng nhỏ để tránh ảnh hưởng đến em bé, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 225-340 gram. Đối với cá ngừ trắng, chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần, mỗi lần 170 gram. Phụ nữ ở thời kì này nên tránh tuyệt đối việc ăn cá sống để tránh ngộ độc thực phẩm.

Hy vọng bài viết trên đã cho chúng ta biết thêm những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cá ngừ. Đồng thời, hãy thưởng thức cá ngừ đúng cách để đề phòng những tác hại không mong muốn.

Đừng quên ghé qua Tomimarkets thường xuyên vì chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin ẩm thực thú vị nhất.