DINH DƯỠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE TRONG THỊT GIĂM BÔNG

Giăm bông – một trong những món ăn được yêu thích nhất tại châu Âu là niềm tự hào của ẩm thực Tây Ban Nha. Món ăn quen thuộc này xuất hiện từ các bàn tiệc cao cấp đến những bàn ăn gia đình giản dị. Nhưng liệu những tín đồ ẩm thực đã thực sự hiểu về dinh dưỡng trong món thịt nổi tiếng này?

Ở nhiều quốc gia, giăm bông được coi là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày lễ hoặc vào các dịp trọng đại. Nhiều gia đình đã yêu thích đến mức mang món ăn này vào những món ăn thường ngày. Vì vậy, việc nắm được đầy đủ thông tin về dinh dưỡng của giăm bông lại càng quan trọng.

Dưới đây Tomimarkets sẽ tìm hiểu về dinh dưỡng trong thịt giăm bông bằng những thông tin khoa học chính xác nhất.

Giá trị dinh dưỡng của giăm bông

Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, với mỗi 100g giăm bông nấu chín sẽ có:

  • 119 calo
  • 4,7g chất béo
  • 1,1g carb
  • 1,1g đường
  • 16,7g protein
Thành phần dinh dưỡng trong giăm bông
Nhờ thành phần dinh dưỡng mà giăm bông được đánh giá là nguồng protein tự nhiên và đa dinh dưỡng

Tuy nhiên điểm yếu của giăm bông là có lượng muối khá cao. Nhưng yếu điểm này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách chế biến cùng các món ăn khác hoặc sơ chế thêm để làm nhạt bớt giăm bông. Hoặc người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua loại giăm bông có hương vị nhạt hơn để tránh lượng muối cao trong món ăn này.

Với lượng dinh dưỡng thế này, khi chế biến và thưởng thức giăm bông cần có sự điều hòa thêm bằng các món ăn kèm khác để không bị dư hoặc thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một vài người khá ngại chọn giăm bông bởi cho rằng món ăn này có nhiều chất bảo quả. Nhưng đây là nhận định sai lầm bởi cho tới hiện nay, chưa có nghiên cứu cho thấy sự nguy hại đến sức khoẻ của chúng ta nếu ăn trong liều lượng cho phép.

Lợi ích sức khỏe của thịt giăm bông

Giăm bông là nguồn chất đạm tốt cùng với những chất dinh dưỡng khác như selen, phốt pho, kẽm, vitamin B6, B12, thiamin, riboflavin, niacin và choline.

Lợi ích sức khỏe của giăm bông
Tùy vào sự đa dạng và phương pháp nấu ăn, có thể giảm được chất béo từ giăm bông

Vậy điều đó có nghĩa là giăm bông tốt cho sức khoẻ? Điều đáng quan tâm ở thịt giăm bông không phải vì hàm hượng năng lượng hay chất béo mà là hàm lượng muối có trong món thịt này. Những người không thể ăn quá mặn thì cần điều chỉnh lượng giăm bông trong bữa ăn. Vì đây là nguồn protein dồi dào với nhiều vitamin và khoáng chất nên vẫn tốt cho người có sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, cần ăn với một khẩu phần vừa đủ để không nạp vào cơ thể quá nhiều muối. Cần chọn mua những loại giăm bông có hàm lượng muối thấp để cung cấp đủ dinh dưỡng.

Bảo quản và chế biến giăm bông

Bảo quản giăm bông 

Khi bạn mua giăm bông, hãy dựa theo mục đích sử dụng và lượng người ăn để có được con số chính xác nhất. Giăm bông khi mua về thường được trữ trong tủ mát để dùng dần, đối với loại giăm bông tươi chưa chế biến thường để được 5-7 ngày trong tủ mát, và khoảng 5 tháng nếu trữ trong tủ đông, còn với loại đã được chế biến, tẩm ướp thì tầm 3-5 ngày trong tủ mát và khoảng 3 tháng trong tủ đông.

Chế biến giăm bông

Để cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn, hãy kết hợp thịt giăm bông cùng thực phẩm ít muối như khoai lang nướng, atisô, cà rốt, đậu xanh hoặc măng tây. Hãy chọn bánh mì nguyên cám, ít muối và nhiều chất xơ nếu muốn ăn bánh mì kẹp giăm bông. Hay bánh sừng bò, sẽ cung cấp ít chất xơ và nhiều năng lượng hơn. Để cân bằng dinh dưỡng, có thể thêm rau muối giòn với nồng độ muối thấp, củ cải thái lát, cần tây, dưa chuột, súp lơ hoặc cà chua cherry để bữa ăn được tròn vị hơn nhé.

Cách chế biến và bảo quản giăm bông
Khi chế biến, nên cân bằng dinh dưỡng bằng các món ăn kèm để tăng giá trị dinh dưỡng và hương vị cho giăm bông

 

Thịt giăm bông là thực phẩm cung cấp năng lượng, đậm, chất béo và đặc biệt là muối cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc về những thức ăn đi kèm nhằm kiềm nồng độ muối có sẵn có có thể cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình.