Khí hậu kiểu lục địa khắc nghiệt ở Mông Cổ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của họ, vì thế, trong ẩm thực Mông Cổ có nhiều món làm từ thịt sữa và chất béo động vật. Việc dùng các loại rau củ và gia vị rất hạn chế. Vì vị trí địa lý cận kề Trung Quốc và quan hệ lịch sử với Nga, ẩm thực Mông Cổ cũng bị ảnh hưởng bởi hai nền ẩm thực này
Dân du mục Mông Cổ sống dựa vào việc chăn nuôi gia súc như ngựa Mông Cổ, lạc đà, bò Tây Tạng, cừu Mông Cổ và dê và các thực phẩm săn bắt khác nên ẩm thực Mông Cổ mang đặc trưng của cách sinh hoạt ăn uống du mục gia súc, chủ yếu xoay quanh các món từ thịt và chất béo. Thịt được nấu để làm nguyên liệu cho súp hoặc món bánh bao hấp thịt cừu (buuz/khuushuur/bansh), hoặc được phơi khô để dành cho mùa đông (borts). Chế độ ăn uống của người Mông Cổ chứa một lượng lớn chất béo động vật, cần thiết cho họ chống chọi cái lạnh của mùa đông và bù đắp năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Nhiệt độ trong mùa đông có thể xuống dưới −40 °C/°F và làm việc ngoài trời trong thời tiết đó cần dự trữ rất nhiều năng lượng. Sữa và kem cũng được dùng để làm nhiều loại thức uống, phô mai và các sản phẩm tương tự.
Dân du mục ở nông thôn thường tự cấp tự túc. Khách du lịch sẽ thấy các túp lều du mục (yurt) gắn biển "guanz" đặt rất nhiều trên đường đi, đó là những nhà hàng nhỏ. Trong túp lều (có cấu trúc có thể dễ di động), người Mông Cổ thường đặt một cái nồi đúc bằng sắt hoặc nhôm trên một bếp lò nhỏ, sử dụng gỗ hoặc phân động vật (argal) làm chất đốt. Thịt cừu là nguyên liệu chính trong ẩm thực Mông Cổ với nhiều món ăn làm từ cừu.
Còn được xem là món bánh bao truyền thống ở Mông Cổ. Người ta tận dụng những nguyên liệu phổ biến tại địa phương như thịt cừu, thịt bò kết hợp cùng với hành tây, tỏi và gia vị. Nhưng điều tạo nên điểm nhấn chính là các loại thảo mộc vùng cao nguyên mang đến một mùi thơm dịu cùng với hương vị thanh thanh cho những chiếc bánh.
Mỗi phần Buuz nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay, lớp bột dày để gói gọn lớp nhân đầy đặn. Bánh sẽ được hấp cách thủy để ráo nước và tạo độ mềm mịn, nóng thơm cho món.
Khuushur hay còn được gọi là Horshure, một trong những món ăn đường phố có mặt từ rất lâu đời ở Mông Cổ. Hương vị của chúng bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Nga. Đây là một loại bánh rán có hình dáng tương tự như bánh bao với lớp vỏ bột mỏng và nhân đầy đặn bên trong. Thịt cừu là nguyên liệu chính, bên cạnh đó còn kết hợp với rau quả, tiêu, gia vị... làm đậm đà mùi vị cho món.
Món ăn truyền thống này được xem như là một loại súp được nấu từ thịt cừu, ăn kèm cùng mì và rau củ. Trong khi chế biến người ta cho cho thêm một chút sữa đông được làm từ loài bò yak để mang đến một chút chua dịu trong khẩu vị. Sự kết hợp giữa các loại nguyên liệu đã làm phần súp vừa tươi mới, hấp dẫn khi đan xen hài hòa giữa cái béo của thịt và độ ngọt từ nước dùng. Đây là món khai vị quen thuộc tại các quán ăn ở Mông Cổ.
Món hầm kiểu Mông Cổ này có thành phần chính là thịt cừu. Sau khi làm sạch nguyên liệu thì người ta sẽ hầm thịt trên lửa lớn cùng với hành tây, cà rốt, khoai tây. Điểm độc đáo khi chế biến Khorkhog là nhờ những viên đá mịn đặt trong nồi mà quá trình nấu ăn trở nên nhanh chóng và thịt mềm thơm hơn.
Sự hòa quyện của vị ngọt từ những xớ thịt cừu cùng với mùi thơm, độ bùi béo của rau củ đã làm cho ăn chiếm lĩnh vị giác của người dân nơi đây. Khorkhog thường được nấu vào các ngày lễ, tết hay những dịp quan trọng ở Mông Cổ.
Là món mì được nấu với thịt lợn, thịt bò hoặc thịt cừu và một chút bắp cải, hành tây và cà rốt. Độ ngọt của thịt trong món hầm trộn với hương vị của các loại rau đã tạo nên hương vị độc đáo.
Món ăn này gồm nấu với thịt cừu băm nhỏ hoặc thịt bò, hành tây, bắp cải, cà rốt và ớt chuông. Thực phẩm này rất được ưa chuông ở Mông Cổ, có thể được phục vụ cả vào bữa ăn trưa hoặc ăn tối với hương vị thơm ngon, béo ngậy, đậm đà.
Đó là các khối thịt cừu được ninh nhừ trong nước muối, thường được làm bữa ăn sáng được ưa chuộng nhất của người Mông Cổ. Nếu bạn là tín đồ ăn thịt thì bạn sẽ rất thích món ăn ngon tuyệt này. Nó có vị thơm, ngậy, béo của thịt đã được cân bằng với gia vị là nước sốt cà chua rắc hạt tiêu.
Qurut là một chế phẩm từ sữa được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Mông Cổ nhờ độ thơm ngon và bảo quản được lâu. Chúng được làm bằng sữa chua đem đi phơi nắng để thoát nước hoàn toàn và cô đặc thành những khối đủ hình dáng. Đôi khi người ta còn ép khuôn để tạo ra những chiếc bánh quy xinh xắn.
Đây là một hương vị tráng miệng vừa ngọt dịu vừa béo béo lại chua chua đầy kích thích. Chỉ cần cho vào miệng, Qurut tan chảy ra làm cổ họng cảm thấy sảng khoái và thoảng một mùi thơm tinh tế.
Là một đặc sản truyền thống của ẩm thực Mông Cổ, những chiếc bánh này chứa đầy đường hoặc kem. Khi cắn vào bánh kết cấu mềm mại của vỏ bánh và phần nhân đẫm kem sẽ khiến thực khách cảm thấy dễ chịu tuyệt vời.
Là một bánh bột bên trên đổ đầy bơ và đường, nấu như bánh kếp và ăn kèm với thạch hoặc mứt. Phần tốt nhất của món tráng miệng ngon tuyệt này là bạn có thể kiểm soát lượng đường hoặc mứt bạn muốn. Sô cô la hoặc trái cây cũng có thể được sử dụng rắc lên trên.
Món bánh Mông Cổ này là một phiên bản của các bánh bơ nguyên gốc, và được phục vụ với nhiều bơ hoặc mật ong hơn. Bánh rất ngon, giòn và là món ăn vặt yêu thích của cả trẻ em và người lớn!
Sữa chua Koumis là một loại sữa chua hay rượu sữa truyền thống đặc trưng của ẩm thực Mông Cổ được làm từ các loại sữa của ngựa, dê, cừu... đặc biệt là sữa ngựa bằng phương pháp ủ lên men. Sữa có thể được gọi với nhiều cái tên khác nhau như theo sắc dân Trung Á: kumiss, kumiz, koumiss, kymys, kymyz, kumisz, kymyz,qymyz, qımıź kymys; хымыс và tiếng Thổ gọi là qımız.
Sữa ngựa được cho vào một cái túi da , rồi treo lên bên trái của cửa ra vào lều rồi mỗi ngày đảo và đánh nhiều lần cho lên men hoặc sau khi vắt sữa ra 1/3 thùng phi rồi ủ cho sữa lên men để bảo quản tốt hơn. Sữa không quá lỏng như sữa tươi nhưng cũng không quá cô đặc và sánh giống sữa chua. Sữa có vị chua, mùi giống rượu, giàu vitamin, khoáng chất.
So sánh sản phẩm
Bạn không có sản phẩm để so sánh.
Danh sách yêu thích
Bạn không có sản phẩm nào trong danh sách yêu thích.