SỰ ĐA SẮC TRONG ẨM THỰC CỦA ĐẤT NƯỚC HỒI GIÁO IRAN

Những món ăn phải thử khi đến Iran

Ẩm thực Iran hay ẩm thực Ba Tư (tiếng Ba Tư: آشپزی ایرانی) là phong cách ẩm thực truyền thống và hiện đại ở Iran (trước đây gọi là Ba Tư). Nằm ở Trung Đông và Tây Á, phong cách ẩm thực của Iran là mang tính đặc trưng duy nhất của người dân Iran, mặc dù có lịch sử cả hai Trung Đông và Tây Á ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các quốc gia láng giềng của khu vực láng giềng và bị chiếm đóng của Iran ở các giai đoạn khác nhau trong suốt lịch sử của quốc gia này. Cụ thể, những điều này đã dẫn tới sự ảnh hưởng ẩm thực lẫn nhau giữa ẩm thực Iran và các nền ẩm thực vùng Caucasus, đặc biệt của Azerbaijan, ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, ẩm thực Kavkaz, ẩm thực người Kurd, ẩm thực văn hóa Lưỡng Hà cổ xưa, ẩm thực Levantine, ẩm thực Hy Lạp, ẩm thực Trung Á, và các khía cạnh nhỏ, đến từ ẩm thực Nga.

Các nền ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm ẩm thực Kavkaz, ẩm thực Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và các ẩm thực của Iran / Ba Tư có ảnh hưởng nặng với nhau về nhau, do gần về địa lý, quan hệ dân tộc, những đế chế chia sẻ, và chinh phục bởi các đất nước, vương quốc thời cổ và trung cổ như Achaemenids, Sassanians, Seljuks, Safavids, Afsharid, Ottoman và Qajars.

Và ẩm thực Iran cũng pha trộn bởi phong cách của các quốc gia Đông Âu nằm bên kia bờ biển Đen.
Càng về phía Bắc của Iran, ẩm thực lại mang âm hưởng của người Thổ Nhĩ Kỳ với các loại kebab (một kiểu ăn thịt nướng đặc trưng của vùng Trung và Nam Á.

Xuôi về phương Nam, những món cà ri lại được yêu chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Cũng không nhộn nhịp và giàu có như các thành phố phương Bắc nên kebab trở thành món ăn dành cho tầng lớp trung lưu và giàu có.

Nguyên liệu

Các loại thảo mộc tươi xanh thường được sử dụng cùng với các loại trái cây như mận, lựu, mộc qua, mận, mơ, và nho khô. Món ăn chính tiêu biểu Ba Tư là sự kết hợp của cơm với thịt, như cừu, thịt gà, cá, và các loại rau như hành tây, rau thơm khác nhau, và các loại hạt. Để đạt được một hương vị cân bằng, các hương vị Ba Tư đặc trưng như nghệ tây, chanh khô, quế, mùi tây được trộn tinh tế và được sử dụng trong một số món ăn đặc biệt.

Thức ăn

Các món ăn Iran không sử dụng nhiều gia vị (ớt, tỏi, tiêu). Thịt lợn hay rượu cũng là những thứ cấm kỵ ở Iran. Tuy nhiên, tùy từng vùng và vào những dịp lễ, người ta vẫn uống rượu nhưng rất hạn chế. Món ăn phổ biến nhất của người Iran là cơm và bánh mì. Chelow, Damy, Pollo và Kateh là những loại cơm phổ biến nhất Iran. Thông thường, gia vị thảo mộc sẽ được trộn chung với các loại trái cây như mận, mộc qua, lựu, mơ, nho khô để làm nên một món xa lát đặc biệt. Món này được dùng chung với cơm kèm thịt, gà, cá và một ít củ hành, rau củ, các loại hạt. Cà tím, còn được người ta gọi là "khoai tây của Iran" được dùng để làm món xa lát với dầu ô-liu, nước chanh, muối tiêu và một ít giấm là món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm. Các loại rau như: quả bí ngô, rau bina, các loại đậu, bí xanh, cà rốt thường được trộn vào món cơm và nấu cùng các món thịt. Bữa ăn sáng ở Iran phong phú và đa phần là các loại đồ ngọt, đặc trưng nhất là bánh pudding gạo hay món kẹo đường bọc các loại hạt.

nhung mon an noi tieng o dat nuoc hoi giao iran

Thức uống

Thức uống truyền thống mà người Iran dùng kèm với bữa ăn là Doogh - gồm sữa chua, soda và bạc hà khô. Sharbat và Khak là hai loại thức uống khác cũng khá phổ biến và nổi tiếng ở Iran. Người Iran còn ăn loại kem truyền thống. Đó là sự kết hợp giữa kem bọc sữa, một ít nghệ tây và nước hoa hồng. Món này thường được người ta ăn kèm với món bánh sandwich. Người Iran còn có thức uống Sekanjebin, một loại si rô nhẹ được làm từ giấm, bạc hà và đường, thêm một ít nước soda hoặc nước hoa hồng. Người Iran còn uống nước hoa hồng và họ quan niệm, đây là loại thức uống tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh uế và làm đẹp da. Người dân Iran cũng có thói quen uống trà trong bữa ăn sáng, họ cũng có thể uống trà trong bữa chính hay bữa tối, tùy vào từng vùng khác nhau mà có sự biến đổi.

Doogh Persian Yogurt Drink | Culinary Butterfly

Trong bữa ăn sáng, người Iran thường sử dụng bánh mì ăn cùng với các loại bơ, mứt và phô mát. Không là chiếc bánh mì bagguet của người Pháp, mà chiếc bánh mì của người Iran mang những nét rất đặc trưng của vùng Nam Á. Nó có hình tròn trông giống như là chiếc bánh tráng. Bánh mì có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo hình dáng và mục đích sử dụng. Buổi ăn sáng những chiếc bánh mì thường dày và được gọi là "phitti", buổi ăn trưa chúng được cán mỏng hơn và gọi là "roti" để mọi người có thể cuộn tròn cơm vào trong chiếc bánh.
Những ngày mùa hè người trẻ lại thích dùng cà phê vào buổi sáng. Những ngày mùa đông hay mùa thu, trà lại được sử dụng nhiều hơn. Khi uống, người Iran thường cho một viên đường vào trong ly trà. Những người lớn tuổi hơn lại có thói quen uống sữa tươi pha cùng mật ong nguyên chất.

Mật ong ở Iran khá đắt tiền bởi bao quanh quốc gia là những sa mạc rộng lớn, nên mật ong chỉ thật sự dành cho tầng lớp giàu có . Những túi trà được nhập khẩu từ Sri Lanka với hương thơm nhè nhẹ lẫn trong vị thanh tao cũng rất được ưa chuộng.

Bữa trưa và bữa tối hầu hết mọi người đều dùng cơm. Những cửa hàng thức ăn nhanh cũng đã góp mặt nhưng chỉ phù hợp với số đông giới trẻ, cũng như không khí ở đây không nhộn nhịp như các quốc gia châu Á khác. Hạt cơm của người Iran rất dài, chúng không dẽo mà lại thật tơi xốp. Người Iran thường để một vài hạt dầu điều phía trên để tạo sắc màu cho dĩa cơm thêm phần bắt mắt. Trong các loại kebab, xếp theo mức độ giảm dần về sự đắt đỏ : thịt cừu, cá, thịt bò và thịt gà. Tùy theo mức độ sang trọng của nhà hàng, hương vị kebab hay khác nhau. Ở mức độ ngon nhất, độ hăng thịt cừu nó chỉ thoáng qua.

nhung mon an noi tieng o dat nuoc hoi giao iran

Người Iran dùng nước chanh rải đều lên trên những xâu kebab thơm lừng. Mùi vị chua chua hòa lẫn trong độ ngọt và thơm của thịt luôn tạo thành hương vị khó quên. Đến Iran, cũng đừng bỏ qua món kebab cá. Những chú cá được đánh bắt từ sông và suối luôn mở màng và béo ngậy.